Chí Thay Văn Vương! Làm ra Kinh Dịch, được dụng của Thiên Địa nên Càn Khôn giao làm Thái, Khảm Ly giao làm ký tế.
Càn sinh ở Tý, Khôn sinh tại Ngọ, Khảm kết thúc ở Dần, Ly về cuối Thân, dùng làm ứng của thời. Đặt Càn ở Tây Bắc, thoái Khôn về Tây Nam. Trưởng Tử Dụng Sự mà Trưởng Nữ thay Mẫu. Khôn Ly được vị, Đoài Cấn làm chẵn, lấy làm ứng Địa của Phương, nên các bậc Vương Giả phải hiểu phép tắc thật thấu đáo như vậy.
Càn Khôn là gốc của Thiên Địa, Ly Khảm là dụng của Thiên Địa, vì vậy nên Dịch mở đầu ở Càn Khôn, giữa là Ly Khảm, cuối cùng ở ký, vị tế, Thái, Bỉ ở giữa thượng kinh, hàm hằng là đầu của hạ kinh, nhưng đều nói về dụng.
Khôn thống 3 nữ ở Tây Nam, Càn thống 3 nam ở Đông Bắc. Thượng kinh khởi đầu từ 3, hạ kinh kết thúc ở 4, nhưng đều là nghĩa của giao thái, vậy nên dịch là dụng. Càn dụng 9, Khôn dụng 6, đại diễn dụng 49, chỉ có tiềm long là không dụng.
Dụng thực lớn thay! Ta như thấy được tâm của Thánh nhân vậy!
Đạo sinh thiên, thiên sinh địa, đến khi công thành thì bản thân tự thoái (vì để con nối dõi nên nhường vị), do đó Càn thoái 1 vị. Càn Khôn giao mà làm thái, biến thì làm tạp quẻ. Càn Khôn Khảm Ly làm thượng thiên của dụng. Đoài, Cấn Tôn Chấn làm hạ thiên của dụng. Thuận, trung phu đại quá, tiểu quá làm nhị thiên của chính. Dịch gọi là 1 âm, 1 dương.
Chấn, Đoài, bắt đầu giao nên đương với sớm tối của vị Ly Khảm giao đến cực thì đương với Tý Ngọ của vị, Tốn Cấn tuy chẳng giao nhưng âm dương vẫn tạp nên đương ở giữa dụng, nên lệch vị. Càn Khôn thuần âm dương, nên đương với bất dụng của vị. Càn Khôn dọc mà lục tử ngang, đó là gốc của dịch, Chấn Đoái ngang, mà 6 quẻ dọc, đó là dụng của dịch.
Tượng khởi ở hình, Số khởi ở chất, danh khởi ở ngôn, ý khởi ở dụng. Số của Thiên hạ xuất từ lý, rời lý ra thì nhập vào thuật.
Người đời lấy số nhập vào thuật nên thường thất lý. Việc của Thiên hạ đều lấy đạo mà suy thì vui vẻ, buồn phiền không thể đến.
Thiên là: dương ở Nam, âm tại Bắc. Địa là: dương ở Bắc, âm tại Nam, con người dương là trên, âm là dưới, khi giao thì dương xuống âm lên.
Thiên dùng lý để hiểu chứ không phải dùng hình để biết, đó đều là thuật của Thiên, vậy dùng dình mà hiểu được Thiên chăng?
Thần là số 12, Nhật Nguyệt giao hội gọi là Thần, Thần là thể của Thiên, thể của Thiên là vô vật của Khí. Tinh, Nghĩa nhập thần dùng để đặt dụng, không có Tinh, Nghĩa thì không thể nhập Thần, lại càng không thể đặt dụng.
Muốn tu trị đạo, thì phải thông biến mà không câu nệ, như mùa xuân không thể chấp lệnh của mùa đông.
Dương sô 1, diễn ra làm 10; 10 là thiên can, âm số 2 diễn thành 12 làm địa chi, và 12 tháng.
Nguyên, hanh, lợi, trinh, của Đức đều bao gồm sự cát, hung, hối, lận, tuy hành đức, nhưng nếu trái với thời thi cũng hung.
Sơ với Thượng đồng nhất, nhưng thượng kháng chẳng bằng sơ của tiến.
2 với 5 là đồng, nhưng 2 của âm trung không thể bằng 5 của dương trung.
3 và 4 cũng đồng, nhưng 3 có vị trí dưới quẻ của thượng nên chẳng bằng 4 ở gần quân.
Từ khóa: kinh dịch
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
dục thần Hoang Bại
một năm trước
Tu Chân Liêu Thiên Quần: 5 nữ nhân bên cạnh, ai có sức cạnh tranh lớn hơn?
Review Thanh Liên Chi Đỉnh, quyển tiểu thuyết này giảng cố sự gì?
Đấu Phá Thương Khung: Dàn xếp Tiêu gia ổn thỏa, Tiêu Viêm cùng Mỹ Đỗ Toa đi diệt Vân Lam Tông!
Ta Có Một Cái Hoàng Kim Quan Tài: Main vừa mạnh vừa có não!
Mưu Sinh Nhâm Chuyển Bồng: Đã từng bị cười là lý luận đại sư.
Review truyện Thuật Sư Thủ Sách
XẾP HẠNG VÕ CÔNG THƯ KIẾM ÂN CỪU LỤC
B.faloo: Liên quan tới cảm giác mong chờ, cơ cấu tình tiết, thoải mái điểm cùng tư duy logic!
Sách của Từ Công Tử Thắng Trị giảng cái gì? Có hay không?
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.
DONATE duy trì server, domain 31110000904056 (BIDV), 0362958408 (MOMO). Chân thành tạ ơn!